Lễ cúng bến nước là một trong những lễ hội xuất hiện lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai nhằm tạ ơn thần nước về kết quả vụ màng bội thu và cầu cho một vụ mùa mới được tốt tươi, người dân được khỏe mạnh, ấm no.

Ý nghĩa của Lễ cúng bến nước

Lễ cúng bến nước là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc biệt của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là dịp để người dân tạ ơn thần linh đã ban cho nguồn nước dồi dào, cầu cho mưa thuận, gió hòa và phù hộ cho dân làng được mạnh khỏe, bình an, mùa màng bội thu, không có bệnh dịch xảy ra.

Đối với người dân Tây Nguyên, nước là tài nguyên quý giá nhất, không có nước sẽ không có sự sống. Do đó, họ luôn tôn thờ thần nước như tôn thờ tổ tiên của mình.

Ngoài ý nghĩa tâm linh, Lễ cúng bến nước còn mang thông điệp giáo dục các buôn làng có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, đất đai và nguồn nước.

Thời gian tổ chức Lễ cúng bến nước

Lễ cúng bến nước thường được đồng bào Ba Na tổ chức vào dịp cuối năm hoặc sau khi vụ mùa đã được thu hoạch xong. Nghi lễ được tiến hành để tạ ơn thần nước đã mang những điều tốt đẹp đến cho dân làng và cầu mong một mùa vụ mới được tốt tươi và cảm ơn Yàng đã mang đến nguồn nước sạch cho cây cối tốt tươi, phù hộ cho dân làng không ốm đau, bệnh tật.

Nghi lễ cúng bến nước

Lễ Vật

Để nghi thức cúng được chỉnh chu, trang trọng, dân làng đã họp từ hôm trước để chuẩn bị các lễ vật bao gồm 1 con heo lớn, 1 con gà trống, 1 con gà mái, 3 ché rượu.

Phần chuẩn bị lễ

Từ sáng sớm, mọi người đã đưa lễ vật đến khu vực bến nước để chuẩn bị làm lễ cúng.

Vào ngày cúng bến nước, gái trai trong làng sẽ mặc những bộ đồ đẹp nhất để tham gia lễ cúng.

Tại nơi tổ chức lễ cúng, những người phụ nữ sẽ rửa sạch những nồi đồng, lấy nước đổ vào các ghè rượu. Trong lúc đó, những người đàn ông sẽ làm thịt heo, gà và chuẩn bị cây nêu. Trang trí cây nêu là một trong những phần chuẩn bị quan trọng nhất cho lễ cúng.

Các già làng sẽ lấy máu gà để trang trí họa tiết cho cây nêu.

Để thể hiện sức khỏe, ý chí của người dân, già làng sẽ vẽ hình các ngọn núi đan xen trên “choe đang” – Nơi đặt đồ cúng theo tiếng Ba Na.

Các lễ vật dùng để dâng lên làng  gồm xương hàm dưới heo, đầu gà sẽ được đặt lên cây nêu.

Sau khi cây nêu được trang trí xong, lễ vật đã được xếp đặt đầy đủ thì hội đồng già làng sẽ cùng nhau thực hiện nghi lễ cúng bến nước.

Phục dựng Lễ cúng bến nước

Lễ cúng bến nước của đồng bào Ba Na sẽ được tổ chức tại cánh đồng làng  Kgiang, xã Kông Lơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Chương trình phục dựng được thực hiện theo nghi thức truyền thống, tái hiện gần như nguyên bản các nghi lễ nhằm bảo tồn, quảng bá, phát huy di sản văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Gia Lai. Hội đồng già làng sẽ là người đứng ra thực hiện nghi lễ này.

Lễ cúng bến nước của người Ba Na được chia làm hai nghi thức là cúng ma và cúng các vị thần linh.

Ở phần nghi lễ cúng ma, các già làng sẽ cùng nhau đọc to lời khấn “Hỡi ông bà ngày xưa, hôm nay già làng của đời bây giờ xin cúng lại con ma, hãy cho mưa xa cũng tới, mưa gần cũng tới. Mời ông bà về đây uống rượu ăn thịt heo, thịt gà và phù hộ cho con làng mình mạnh khỏe”.

Sau lễ cúng ma, các già làng sẽ đến bến nước để cúng các vị thần linh. Lời khấn được đọc liên tục 3 lần: “Hỡi thần núi, thần nước, các vị thần xung quanh xin hãy cho nguồn nước, để bà con có nước, có lúa, có đồ ăn, mạnh khỏe làm ăn, không đau ốm. Hỡi các vị thần linh, hôm nay hãy về đây cùng dân làng ăn con heo, con gà, uống rượu ghè”.

Kết thúc phần nghi lễ, các già làng lấy huyết heo, huyết gà rải ở khu vực bến nước với ý nghĩa cho nước tươi mát, dồi dào quanh năm.

Kết thúc Lễ cúng bến nước

Sau khi kết thúc nghi lễ cúng bến nước, người làng Kgiang lại hòa mình vào tiếng cồng chiêng và những điệu múa xoang truyền thống.

Các già làng sẽ dùng nước lấy từ bến nước để ủ rượu ghè và uống ngay tại chỗ.

Các lễ vật sau khi đã cúng sễ được đưa về nhà Rông chế biến  để cả làng cùng nhau mở tiệc.

Tham qua Lễ cúng bến nước là trải nghiệm văn hóa độc đáo dành cho du khách khi đến với Gia Lai!

 

0837 211 222
Zalo miễn phí